Những điểm khác biệt nổi bật giữa Đài Loan và Trung Quốc
Tuy rằng Đài Loan và Trung Quốc (Đại lục) có nhiều nét tương đồng về ngôn ngữ, văn hóa, con người… Nhưng giữa hai vùng đất này vẫn có những khác biệt về lối sống, văn hóa hay cách ứng xử. Dưới đây là những điểm khác biệt nổi bất nhất giữa Đài Loan và Trung Quốc mà có thể bạn chưa từng biết.
Trên trang hỏi đáp Quora nổi tiếng, một câu hỏi có tựa đề “Đâu là sự khác biệt phổ biến giữa Đài Loan và Trung Quốc?” đã vô cùng thu hút sự chú ý của cộng đồng người dùng và nhận được rất nhiều phản hồi dành cho câu hỏi này.
Câu trả lời nhận được nhiều phiếu ủng hộ nhất đến từ một người dùng có tên tài khoản là “Ross Killion”, hiện đang sinh sống tại Đài Loan và từng có thời gian làm việc và học tập tại Trung Quốc, khi anh phân tích sự khác biệt này dựa trên những trải nghiệm cá nhân của mình, từ thói quen ăn uống, văn hóa ứng xử với người ngoại quốc hay ngay cả thái độ chính trị của họ.
Có những điều tưởng chừng rất nhỏ nhặt như việc ăn thịt chó, hay ép uống rượu cũng là thứ khiến Killion cảm thấy rất khó chịu khi ở Trung Quốc, nhưng không vì thế mà anh không thấy được những nét văn hóa đẹp ở đây như tinh thần ái quốc, hay việc nhanh chóng tiếp cận công nghệ . Ngược lại, Đài Loan là một đất nước rất phát triển, với nếp sống văn minh hiện đại nhưng “cuộc khủng hoảng danh tính” tại đây lại làm cho giới trẻ cảm thấy tự ti về nơi mà mình xuất thân. Để hiểu thêm chi tiết, các bạn có thể đọc thêm về câu trả lời của anh dưới đây.
Tôi đã dành vài tháng của mùa hè này ở cả Đài Loan và Trung Quốc (Đại lục), dù phần lớn thời gian là ở Vân Nam nhưng cũng đến thăm Bắc Kinh, Thượng Hải và Phúc Kiến.
1. Điều đầu tiên tôi nhận thấy đó là người Trung Quốc rất ýt khi nói “不好意思”, trong tiếng Quan Thoại có thể hiểu là “tha thứ cho tôi” hoặc “tôi xin lỗi”.
Người Đài Loan luôn nói câu đó khi họ va vào người khác trên đường phố, yêu cầu ai đó làm gì, đến trễ, xúc phạm người đang nói chuyện cùng, muốn gián đoạn lời nói của một người hay bất kỳ lúc nào khác để thể hiện sự nhút nhát, xấu hổ, lịch sự hay đơn giản là xin lỗi nhẹ nhàng.
Người Trung Quốc chỉ nói câu này khi ở trong những tình huống hết sức nghiêm trọng, như đến muộn trong một buổi họp quan trọng, hay va phải một ai mạnh đến mức khiến họ ngã ra đất.
2. Người Trung Quốc chủ yếu theo khuynh hướng dân tộc, rất yêu nước và tự hào về đất nước của họ. Còn với giới trẻ Đài Loan, dường như họ đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng về danh tính.
Nhiều người trẻ Đài Loan nghĩ rằng đất nước của mình là một quốc gia có nền kinh tế kém phát triển chứ không phải là một nơi “đáng sống”. Thật buồn khi họ nghĩ như vậy vì chất lượng cuộc sống ở đây thực sự khá cao và an ninh thì cực kỳ tốt (đặc biệt là đối với phụ nữ) cùng hệ thống chăm sóc y tế quốc gia có giá cả phải chăng.
Khi tôi nói với người Trung Quốc là mình đang tham gia một khóa học song ngữ cho các học sinh trung học Mỹ muốn học tiếng Trung, họ rất vui và tự hào khi người khác muốn học ngôn ngữ của họ. Nhưng khi tôi kể điều đó cho người Đài Loan, họ lại hỏi tại sao người ta lại muốn học thứ tiếng vô ích đó, trong khi chúng tôi đã biết tiếng Anh “toàn năng” rồi.
3. Dường như, người Trung Quốc cũng thích khoe khoang về Trung Quốc và so sánh nó với các nước khác, còn dân Đài Loan lại hay than phiền về quốc gia của mình và ca ngợi những nước khác. Người Trung Quốc rất tự hào nói với tôi rằng Trung Quốc là một đất nước rất an toàn và thậm chí còn chê bai về việc nước Mỹ nguy hiểm như thế nào khi liên tục diễn ra những vụ xả súng và có vấn đề trong kiểm soát súng đạn.
Trong khi đó, những người quen Đài Loan của tôi lại kể cho tôi về một Đài Loan “nguy hiểm” như thế nào và họ liên tục phải sống trong sợ hãi khi đi tàu điện ngầm của Đài Bắc. Thật là một nỗi sợ điên rồ bởi vì Đài Loan là một trong những quốc gia an toàn nhất trên trái đất – chắc chắn trong cả danh sách những nơi tôi từng sống nữa. Và không một ai trong số người quen của tôi từng là nạn nhân của tội phạm, kể cả các loại tội phạm lặt vặt trong ba thập kỷ qua. (Trong những năm 1980, tỉ lệ tội phạm cao hơn nhiều.)
4. Nhiều người Trung Quốc luôn có thái độ hằn học với Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc, trong khi dân Đài lại luôn mơ đến ngày chuyển đến sống ở các nước Nhật Bản, Hàn Quốc hay Mỹ. Ngay cả người Trung Quốc ở nước ngoài cũng hay bị người trong nước ghét.
5. Dân Trung Quốc có cái nhìn lạc quan hơn nhiều về tương lai của đất nước họ và từ tận đáy lòng, họ tin là mức sống vẫn sẽ tiếp tục được cải thiện.
Còn người Đài Loan lại bi quan hơn nhiều, hay phải nói là quá bi quan, như việc họ hay nói những điều như “Đài Loan đang trở thành một nước thuộc thế giới thứ ba”, “sẽ chẳng có tương lai nào ở đây cả” hay “chính phủ của chúng ta tham nhũng nhất trong lịch sử nhân loại“.
Đúng là tham nhũng có tồn tại trong chính phủ Đài Loan, đặc biệt là dưới thời của cựu Tổng thống Trần Thủy Biển, nhưng theo các tiêu chuẩn thế giới và so sánh trong lịch sử, nó cũng không quá nghiêm trọng.
6. Đàn ông lớn tuổi ở Trung Quốc thích ép những bạn trẻ khác uống rượu mạnh. Nếu ly của anh không còn rượu, họ sẽ đổ đầy ly và ép anh phải cạn chén với họ. Đây là điều mà tôi chưa bao giờ trải nghiệm ở Đài Loan ngoại trừ ở các làng thổ dân tại đây, nhưng kể cả thế, việc ép uổng cũng nhẹ hơn Trung Quốc. Đàn ông Trung Quốc cũng uống rượu nhiều hơn Đài Loan.
8. Nhiều đàn ông Trung Quốc có thể được coi là nghiện thuốc nặng. Họ hút thuốc ở khắp mọi nơi, nhà hay nơi công cộng, từ nhà hàng, quán bar hay chợ. Ở Trung Quốc, những người lạ cũng tặng tôi rất nhiều thuốc lá. Tôi chưa bao giờ bị thế ở Đài Loan, và dân ở đây cũng hút thuốc ít hơn nữa.
9. Không mấy người Trung Quốc tôn trọng chế độ riêng của người khác, như việc ăn chay hay tránh thức ăn gây dị ứng. Tôi mắc chứng thiếu máu do thiếu men G6PDD nên tôi không thể ăn đậu răng ngựa, trừ khi tôi muốn chết. Những người ở Vân Nam cứ khăng khăng bắt tôi phải ăn đậu răng ngựa nấu tại gia của mình và cho là tôi kén chọn khi đưa ra lí do như vậy. Ở Đài Loan, mọi người hiểu về cơ địa dị ứng ở người khác và sẽ cố thay đổi cho phù hợp với từng người.
10. Không hiểu tại sao nhưng tôi luôn thấy khó chịu khi các quán cà phê ở Trung Quốc lại luôn liệt trà oolong và trà xanh vào dạng những thức uống không chứa caffeine, dù điều này là không đúng. Ở Đài Loan, thức uống không chứa caffein phải là các loại trà thảo dược như rooibos hoặc gừng chanh.
11. Người Trung Quốc, đặc biệt là ở Vân Nam, có thể ăn bất cứ thứ gì. Ở đây, tôi được ăn tất cả mọi thứ, kỳ hoa dị thảo gì cũng có. Người ta còn kể cho tôi là, những người kén chọn, không ăn dế hay giun thì đều là thuộc tầng lớp trên. Trong khi người trẻ Đài Loan thì lại thấy kinh hãi khi nói đến việc ăn thịt chó, côn trùng, lừa hoặc ấu trùng. Tại Đài Loan cũng có hình phạt vô cùng nghiêm khác đối với hành vi ăn thịt chó, mèo.
12. Ở dân Trung Quốc, phần nhiều người ta thô bạo và cục tính hơn, còn dân Đài Loan lại có vẻ thu mình, tránh đối đầu và có phần hơi mọt sách. Khi ở Đại lục, tôi đã bắt gặp phải vài thành phần mà mình không bao giờ muốn dây dưa vào, trong khi đó là những hạng mà tôi chưa bao giờ gặp tại Đài Loan.
13. Ẩm thực Đông Nam Á, hay đồ ăn nước ngoài nói chung đều phổ biến hơn rất nhiều ở Đài Loan. Chỉ riêng ở Đài Loan phải có đến hàng chục hàng phở. Còn ở Côn Minh, thật không tìm đâu ra một hàng phở, dù tỉnh Vân Nam rất gần với Việt Nam.
14. Là một người da trắng lai Á, dân Trung Quốc thường hay nghĩ tôi là một người Trung Quốc, hay chỉ là một người châu Á khác tại đây. Người Đài Loan lại cho tôi là người nước ngoài chứ không phải là người gốc Châu Á, kiểu như Mỹ , Brazil hoặc Thổ Nhĩ Kỳ. Những người mà tôi đã trò chuyện với trên tàu khi ở Trung Quốc rất ngạc nhiên khi tôi là người lai da trắng.
Mặt khác, dân Đài lại rất ngạc nhiên rằng có nửa dòng máu Đài Loan và bị sốc khi tôi nói tiếng Trung Quốc. Theo như quan điểm của tôi là các dạng kiểu hình được phân bổ rộng rãi ở nhiều nơi, trong khi ở Trung Quốc, Trung Quốc thì chỉ có Trung Quốc còn Đài Loan sẽ là có cả gốc Hán và gốc bản địa.
15. Dân Trung Quốc thường phê bình và bàn luận thẳng thắn về ngoại hình của người khác. Khi tôi nói chuyện với hai người khác trên tàu, người bắt đầu cuộc thảo luận với câu nó về “mũi tôi bị vẹo” hay “mắt tôi không bình thường”. Một lần khác, khi tôi trò chuyện với một ông già và nói rằng, tôi là con lai, ông ta đã rất ngạc nhiên và nói “你 長得 像 國 國 , 真的 是 混血 失敗” có nghĩa là “chắc cái ‘lai’ của mày không chuẩn, trông mày trăm phần trăm như Trung Quốc ấy.” Oh woah, còn dân Đài Loan thì nhìn chung lịch sự hơn về vấn đề này.
16. Hầu hết người Trung Quốc không quá coi trọng dân chủ, tự do ngôn luận hay tự do báo chí. Trong khi nhiều người Trung Quốc tôi gặp đều sử dụng VPN và phàn nàn về việc kiểm duyệt, nhưng hầu như họ vẫn tin Tường Lửa vẫn đem lại nhiều lợi ích. Người Đài Loan thì yêu thích tự do ngôn luận cũng như quyền được biểu tình. Không ai trong số họ thực sự quan tâm về vấn đề riêng tư hoặc giám sát.
17. Bất chấp việc kiểm duyệt và tuyên truyền, tôi thấy người Trung Quốc quan tâm đến chính trị nhiều hơn người Đài Loan. Nhiều người trẻ Đài Loan hoàn toàn bàng quan trước chuyện này. Truyền thông Đài Loan cũng hay tập trung vào những điều khác thường như về một chàng phiên dịch đẹp trai trong buổi hội thảo, hơn là nội dung của chính nó.
18. Những công việc tay chân như tạp vụ, gia công chủ yếu được thực hiện bởi các lao động di cư từ những tỉnh nghèo ở Đại lục. Tương tự, dân lao động nhập cư từ Đông Nam Á tại Đài Loan cũng là những lực lượng chính trong nhóm công việc này. Do đó, “đặc sản người nghèo” ở mọi miền Trung Quốc là lẩu Tứ Xuyên trong khi ở Đài Loan là phở Việt Nam.
19. Người Đài Loan có cái nhìn cởi mở và khoan dung với những người thuộc cộng đồng LGBT hơn so với người Trung Quốc. Họ cũng không thường phân biệt sắc tộc với người da đen và người Nam Á. Ngoài các thành phố lớn, người Trung Quốc sẽ hay ném cho người nước ngoài cái nhìn chòng chọc rất khó chịu với người nước ngoài – đặc biệt là những khách ngoại quốc mà họ ít bắt gặp như người da đen hoặc người Ấn Độ.
Người Đài Loan cũng tò mò khi thấy người nước ngoài nhưng ít nhất sẽ chỉ thử nhìn, hay giả vờ họ không nhìn. Với họ, dân Đài Loan sẽ mỉm cười lịch sự trong khi người Trung Quốc thường sẽ chỉ nhìn chằm chằm một cách ngây thơ và nói những câu kiểu như “Ồ! Bà kia là da đen kìa”, “Tay Ấn Độ kia đang làm gì ở đây?” hay “Tại sao tên kia lại mập dữ vậy?”.
20. Nói chung thì dân Đài Loan hơi thân thiện hơn người Trung Quốc, nhưng mà sự khác biệt cũng không nhiều hơn tôi nghĩ. Người ta hay bảo tôi là người Trung bất lịch sự lắm, nhưng theo như tôi thấy thì lại không như vậy. Nếu Đài Loan được chấm 9/10 cho sự thân thiện, thì người ở cả Vân Nam và Phúc Kiến đều được 8/10, dân Bắc Kinh, Singapore và Penang nhận 7,5/10 và còn cư dân của Thượng Hải chỉ có 6/10. Thế nhưng, người Hồng Kông, Seoul và Kuala Lumpur đều chỉ đáng 5/10 thôi.
21. Người Trung Quốc có cái nhìn tốt về Đài Loan trong khi chiều ngược lại thì không như vậy. Tôi thực sự rất ngạc nhiên bởi có rất nhiều người Trung Quốc đã từng đến thăm Đài Loan hay đang lên kế hoạch ghé thăm nơi này. Mọi người cũng thích chất giọng Đài Loan của tôi và cho rằng những người Đài Loan rất tuyệt.
Họ cũng không ghét các chính trị gia theo khuynh hướng ly khai của Đài Loan mà chỉ cho là họ khá “ngớ ngẩn”. Thế nhưng, Trung Quốc lại là một chủ đề gây tranh cãi ở Đài Loan, bởi nhiều lí do khá hiển nhiên, người Đài Loan luôn cho Đại lục là mối đe dọa lớn nhất với mình.
22. Cuối cùng, Trung Quốc có xu hướng tiếp cận và áp dụng công nghệ sớm hơn. Tất cả người ở đây, từ những người bán lẻ trái cây ở khu vực nông thôn cho người ăn xin đều thực hiện thanh toán qua WeChat hoặc Alipay.
Còn ở Đài Loan, đa phần mọi giao dịch đều thực hiện bằng tiền mặt, ngay cả ở những nơi cao cấp thì chỉ chấp nhận một số loại thẻ và đôi khi, máy quẹt thẻ còn không dùng được. Ở Trung Quốc, có một loại ứng dụng cho mọi kiểu kinh doanh, và những thứ này giúp việc kiếm tiền “số hóa” hơn, trong khi nhiều ngành dịch vụ ở Đài Loan vẫn dừng lại ở tương tác và cửa hàng vật lí.
(Trích phản hồi của Ross Killion dành cho câu hỏi: “Đâu là sự khác biệt phổ biến giữa Đài Loan và Trung Quốc?”)
Nguồn: Trang mạng hỏi đáp Quora
Nhập bình luận của bạn