Tra cứu danh sách 40 quận, huyện bị cấm đi XKLĐ Hàn Quốc năm 2019

Đăng bởi: Mạnh Tài - 15/05/2019

Dưới đây là danh sách 40 quận, huyện thuộc 10 tỉnh thành trên cả nước bị cấm đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc năm 2019 (chương trình EPS ). Do tỉ lệ người lao động của các quận, huyện này bỏ trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp sau khi hết hạn hợp đồng tại Hàn Quốc quá cao.

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc ngừng tiếp nhận lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS vào năm 2019.

Hình ảnh người lao động đăng ký đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc theo chương trình EPS (ảnh Internet)

Theo đó, Việt Nam có 10 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có số lao động cư trú bất hợp pháp cao nhất tại Hàn Quốc, tương đương với 100 quận/huyện có tỉ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước chiếm tỷ lệ trên 30%.

Trong số 100 quận huyện nói trên, Hàn Quốc tạm dừng tuyển chọn lao động trong năm 2019 đối với 40 quận/huyện có số lượng lao động cư trú bất hợp pháp từ 60 người trở lên.

Cụ thể các tỉnh thành trên cả nước bị cấm đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc năm 2019 gồm:

Nghệ An (huyện Nghi Lộc, TX.Cửa Lò, huyện Nam Đàn, TP.Vinh, huyện Hưng Nguyên, huyện Thanh Chương, huyện Yên Thành, huyện Diễn Châu, huyện Đô Lương).

Thanh Hóa (huyện Đông Sơn, Hoằng Hóa).

Hà Tĩnh (huyện Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Lộc Hà, Đức Thọ, Kỳ Anh).

Hải Dương (huyện Cẩm Giàng, TP.Chí Linh, Gia Lộc, TP.Hải Dương, huyện Tứ Kỳ).

Thái Bình (huyện Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải, Đông Hưng).

Nam Định (huyện Xuân Trường, TP.Nam Định, Nam Trực, Giao Thủy, Hải Hậu).

Bắc Ninh (huyện Lương Tài, Gia Bình).

Quảng Bình (huyện Bố Trạch, TX. Ba Đồn).

Hưng Yên (huyện Ân Thi, Khoái Châu, Kim Động).

Bắc Giang (huyện Lục Nam, huyện Yên Dũng, huyện Lạng Giang).

Như vậy, Nghệ An tiếp tục là tỉnh có nhiều huyện bị cấm đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc nhiều nhất trên cả nước ta.

Phía Hàn Quốc cho hay, sẽ tiếp tục tạm dừng tuyển chọn trong năm 2020 tại các địa phương không giảm được tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp, đồng thời dỡ bỏ việc tạm dừng đối với những địa phương giảm được tỷ lệ và số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc.

Trước đó, hồi tháng 5/2018, 49 huyện của Việt Nam cũng đã bị Hàn Quốc cấm xuất khẩu lao động sang Hàn năm 2018, trong đó Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa có nhiều huyện bị cấm nhất.

Thời điểm đó, cả nước có 107 quận/huyện (thuộc 12 tỉnh) có tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng tại Hàn Quốc không về nước lớn hơn 30%.

Nhiều năm trở lại đây, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu lao động thu hút người Việt Nam sang làm việc nhiều nhất. Hàn Quốc đã từng nhiều lần ngừng tiếp nhận lao động Việt do tình trạng cư trú lao động bất hợp pháp quá nhiều. Năm 2016, nước này tái tiếp nhận lao động đến từ Việt Nam sau 4 năm ngừng nhận, đến nay tình trạng này lại tái diễn.

Hướng đi nào cho người lao động?

Nếu bạn thuộc một trong những quận, huyện bị cấm đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc năm 2019 thì cũng đừng quá lo lắng. Bởi theo số liệu mới nhất của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) trong 4 tháng đầu năm 2019, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 41.725 lao động. Trong đó thị trường Nhật Bản dẫn đầu với 23.253 lao động sang làm việc ở nước này, tiếp đến là Đài Loan 14.986 lao động còn lại là Hàn Quốc với 1.853 lao động. Điều này cho thấy ngoài thị trường Hàn Quốc thị Nhật Bản và Đài Loan là hai thị trường xuất khẩu lao động vô cùng hấp dẫn đối với người lao động Việt Nam chúng ta và bạn có thể tham khảo và đăng ký đi xuất khẩu lao động tại hai thị trường này.

 

5/5 - (2 bình chọn)

Nhập bình luận của bạn

Bài viết cùng chuyên mục