Chuyển hướng xuất khẩu lao động
Thị trường xuất khẩu lao động chững lại vào những ngày cuối năm 2012. Năm nay không phải là một năm khởi sắc của thị trường xuất khẩu lao động nhưng cũng đã in đậm dấu ấn thị trường lao động Nhật Bản, phần nào do xích mích chính trị giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Nguồn lao động từ Trung Quốc đang dần bị doanh nghiệp Nhật bản tiếp nhận hạn chế, thay vào đó, các doanh nghiệp này sử dụng nhiều hơn lao động các nước Đông Nam Á khác như Việt Nam, Philipin, Malaysia,…
Thị trường Hàn Quốc gần như đóng cửa
Năm nay là năm thứ 2 liên tiếp Hàn Quốc hạn chế rất nhiều hạn nghạch lao động Việt Nam do tình trạng bỏ trốn khi về nước, phá bỏ hợp đồng làm ngoài cùng người thân. Tình hình hiện tại chưa có phương hướng cụ thể do còn chờ đàm phán giữa bộ lao động Thương binh Xã hội nước ta và quản lý lao động nước ngoài của nước bạn Hàn Quốc. Nhưng với tình hình hiện tại thì nhiều khả năng hạn nghạch vẫn sẽ thấp, không thể đáp ứng được nguồn lao động rất lớn trong nước mong muốn lao động tại thị trường được coi là thị trường xuất khẩu lao động truyền thông này.
Thị trường Đài Loan, Malaysia chưa thể đáp ứng tốt nhu cầu của người lao động
Hai nước này tiếp nhận nguồn lao động rất lớn từ nước ta từ khi hình thức lao động nước ngoài bắt đầu và phổ biến. Nhưng những năm gần đây, do chính trị Malaysia gặp nhiều bất ổn, công việc chưa đáp ứng được nhu cầu, mức thù lao không đảm bảo làm thị trường này dần khép lại
Thị trường Nhật Bản chưa được phổ biến
Nhật Bản tiếp nhận lao động rất khắt khe và yêu cầu độ tuổi tương đối trẻ, để tham gia chương trình lao động tại Nhật Bản không dễ dàng gì và phải yêu cầu bắt buộc phải học tiếng và kỷ luật. Nhưng ngược lại, lao động tại Nhật Bản lại đem lại mức thu nhập rất cao, gấp nhiều lần mức thu nhập tại các nước khác (trung bình từ 1.500 – 3.000USD). Những bản trẻ có độ tuổi từ 19-27 nên tham gia, theo đuổi để được làm việc tại xứ sở hoa Anh Đào này. Lao động ở độ tuổi từ 32 trở lên không nên cố tham gia vì đây không phải là độ tuổi phù hợp
Thị trường mới nổi
Các thị trường mới nổi như: Angola, Kuwait, Ả rập, Dubai,… đang tiếp nhận khá nhiều lao động Việt Nam nhưng tập trung nhiều là lao động nam giới làm nghề xây dựng, cơ khí. Về lâu dài, những thị trường này không phỉa là thị trường tương lai của lao động Việt Nam. Tương lai tập trung hơn vào các thị trường châu Âu, Úc, Canada, tuy vậy để lao động ở các quốc gia trong vũng lãnh thổ này yêu cầu tiếng cao và còn nhiều rào cản
Tóm lại, xu hướng xuất khẩu năm 2013 là thị trường lao động Nhật Bản, nhưng để làm được thị trường Nhật Bản đòi hỏi doanh nghiệp, các cơ quan quản lý phải đảm bảo được tỷ lệ trốn của người lao động là thấp nhất có thể. Bên cạnh đó vẫn sẽ là sự ổn định của các thị trường khác như Đài Loan, Angola, các nước Trung Đông,…
Nhập bình luận của bạn